Tìm hiểu về việc nói ngọng ở trẻ - RVE

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớp đến sự phát triển và hòa nhập điển hình như bé ngại giao tiếp thậm chí mất khả năng giao tiếp.

Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng.

Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ

Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…

Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.

Nguyên nhân khiến cho trẻ nói ngọng

Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.

Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.

Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.

Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.

Cần giúp trẻ tránh các tác nhân hình thành nói ngọng

Cơ hàm yếu là nguyên nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tập cơ hàm cho con bằng phương pháp: nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt…để con có cơ hàm khỏe mạnh

Các cơ má và lưỡi Tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác để con có cơ má và cơ lưỡi mềm mại.
Bệnh dị ứng, cảm lạnh & viêm xoang

Các căn bệnh về đường hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng….dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ. Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để bệnh cho trẻ, để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng.

Cha mẹ phát âm không chuẩn Khi cha mẹ phát âm không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến bé nhầm lẫn về âm sắc. Vì vậy, cha mẹ cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.

tre bị noi ngong 2

Phương pháp sửa nói ngọng

Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.

Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…

Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.

Nói chuyện, hát cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.

Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.

Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.

Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.

Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.

Nguyên tắc chính trong việc chữa ngọng cho bé

Nói ngọng là tình trạng xảy ra ở một số trẻ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cấu trúc hàm, răng, lưỡi… Đa phần, việc nói ngọng sẽ dần cải thiện theo thời gian, nhưng có những trường hợp trẻ sẽ ngọng đến lúc lớn lên. Ngay khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần giúp trẻ chỉnh sửa ngay để tránh kéo dài.

Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:

Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính.
Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).
Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.

Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”… Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.

Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.

Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.

Hãy liên hệ với Hệ Thống Trung tâm tư vấn và đào tạo Rồng Việt  gần bạn nhất để có thông tin chi tiết:

  • Hệ thống trung tâm Rồng Việt tại TpHCM: Quận 2 (Tp Thủ Đức), Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9 (Tp Thủ Đức), Quận Phú Nhuận, Quận Gò Vấp, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Thủ Đức (Tp Thủ Đức), Hóc Môn, Quận 10, Quận 12, Củ Chi, Quận Tân Bình.
  • Hệ thống trung tâm Rồng Việt Miền Nam: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Bình Phước.
  •  Hệ thống trung tâm Rồng Việt Miền Trung - Tây Nguyên: Đã Nẵng, Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nha Trang, Phan Thiết, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột.
  • Hệ thống trung tâm Rồng Việt tại Hà Nội: Quận Cầu Giấy, Huyện Hoài Đức.

Hotline: 1900 636517