Cha mẹ cần nắm rõ vấn đề của con? - RVE

Giai đoạn từ 0-3 tuổi được xem là giai đoạn vàng trong phát triển nhận thức ngôn ngữ cho trẻ là giai đoạn bùn nổ ngôn ngữ ở trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần có những lưu ý trong giai đoạn này.

Một số trẻ khi sinh nhật 3 tuổi vẫn chưa nói được một số từ đơn như: ạ, mẹ, bà… nhưng cha mẹ vẫn tâm lý chờ, chờ qua 3 tuổi trẻ nói, ngày trước gia đình cùng chậm nói. Chính vì sự chờ đợi này nhiều bậc phụ huynh đã làm chậm đi cơ hội phát triển về ngôn ngữ của con. Một câu hỏi được đặt ra vấn đề thực sự trẻ đang gặp phải là gì?


Môi trường nào là tốt nhất cho trẻ?
Môi trường đầu tiên mà trẻ tiếp xúc là môi trường gia đình, những người lần đầu tiên trẻ hướng ánh nhìn và sự chú ý chính là các thành viên trong gia đình, những người chăm sóc, bế bống khi trẻ còn bé con. Chính vì vậy trước khi tìm đến các trung tâm can thiệp để được hỗ trợ thì các thành viên trong gia đình cần có cái nhìn đúng đắn về vấn đề của con em mình.

ba me can nam ro van de cua con 1


Trẻ bao nhiêu tháng có thể bắt đầu kiểm tra can thiệp?
Nếu trẻ đã 3 tuổi mà chưa có từ đơn là chậm về cả nhận thức và ngôn ngữ, mốc phát triển từ đơn của trẻ là từ 12 tháng, tầm 17- 18 tháng trẻ có thể nói theo người quen từng từ, đến 20 tháng trẻ có thể sử dụng từ ghép như: mẹ đi, con về, ăn cơm, ăn bánh…có thể những từ này nói chưa rõ vì cơ quan phát âm trẻ đang trong giai đoạn được hoàn thiện nhưng điều đó để thấy trẻ bắt đầu giao tiếp có lời và không lời với những người xung quanh. Nếu trẻ trên 18 tháng khi hỏi cha đâu, mẹ đâu không chỉ được, trẻ cũng chưa nói được các từ đơn thì cần cho con đi kiểm tra về y tế (kiểm tra tổng quát về tai mũi họng…) sau đó là kiểm tra tâm lý để biết chính xác vấn đề của con.

ba me can nam ro van de cua con 2

Vì sao cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề của con?
Dù trẻ được can thiệp ở trung tâm cơ sở nào thì cũng là một cơ hội mở ra cho trẻ, yếu tố cần nhất tại thời điểm này là cha mẹ chấp nhận vấn đề con đang gặp phải để cùng đồng hành với con. Đồng hành cùng con là cùng tương tác, trò chuyện để kết nối và thúc đẩy ngôn ngữ. Can thiệp ở các trung tâm có khi trẻ chỉ họ 2 giờ mỗi ngày, nếu thuê cô giáo đến nhà dạy cũng chỉ tối đa 2 giờ. Chính vì vậy khoảng thời gian còn lại cha mẹ cần có phương pháp hỗ trợ cho trẻ một cách tối ưu. Cần tránh tâm lý giao phó cho các trung tâm can thiệp, ở các trung tâm thường có phương pháp can thiệp khoa học, giáo viên đào tạo bài bản nhưng nếu chỉ tập trung vào trông chờ vào các trung tâm thì sẽ phần nào đó ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của trẻ.
Can thiệp ở đâu là lựa chọn của mỗi bậc cha mẹ, nhưng trước khi đi đưa trẻ can thiệp chính cha mẹ hơn ai hết cần nắm rõ chính xác vấn đề của con mình gặp phải để có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục một cách có hiệu quả.


Kết luận
Con chậm nói hay chậm phát triển rất cần sự kiên nhẫn, thời gian để có sự thay đổi và tiến bộ. Không ít bậc cha mẹ vì quá nóng lòng nên đưa con hết trung tâm này đến cô giáo khác. Khi con vừa mới kịp thích ứng môi trường lại nghe những lời bàn luận đưa con đi theo ý mình.
Trước khi chọn trung tâm can thiệp cho con hãy dành thời gian để hiểu rõ chính xác vấn đề của trẻ đang gặp phải và đồng hành cùng con cha mẹ nhé!
ThS. Tâm lý Lê Thị Thảo