Dấu hiệu để Ba mẹ nhận biết sớm trẻ tự kỷ - RVE

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự gia tăng trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) ngày càng nhiều, nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho trẻ.

Ở Việt Nam hiện này có khoảng 160.000 người mắc hội chứng RLPTK, trong khi đó, đại đa số người lớn, đặc biệt là phụ huynh có con RLPTK chưa nhận thức đúng đắn về tác hai của hội chứng này, nên chưa có những tác động sớm giúp điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng. Hội chứng RLPTK có rất nhiều dấu hiệu cảnh bảo, nhưng việc xác định sớm dấu hiệu này không phải là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh bởi phụ huynh chưa được trang bị kiến thức cơ bản về hội chứng RLPTK. Để giúp phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện hội chứng RLPTK của con mình từ sớm và được trang bị các phương pháp cần thiết để đối phó với hội chứng này, bài viết sẽ đề cập qua các phần như sau:
Phần 1: tự kỷ và một số biểu hiện của trẻ mắc hội chứng RLPTK thông qua các giác quan

dau hieu nhan biet tre tu ky 2

Vậy tự kỷ là gì?
tự kỷ là một thuật ngữ chỉ trạng thái tâm lý của một đối tượng “quay vào thế giới bên trong” của mình và từ chối với “thế giới bên ngoài”. tự kỷ có nguồn gốc từ Hi Lạp, có nghĩa là tự thân, tự mình. tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời, được thể hiện trong vòng ba năm đầu đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, biểu hiện ra bên ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sở thích và hoạt động mang tính rập khuôn, lặp lại.

Một số biểu hiện của trẻ mắc hội chứng RLPTK thông qua các giác quan như thế nào?

Phụ huynh cần quan sát thật kỹ các biểu hiện của con mình, đặc biệt là sự thay đổi của các giác quan như sau:

Với thị giác:

  • Không nhìn vào mắt người khác, trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt”.
  • Trẻ có xu hướng thích nói chuyện qua điện thoại hoặc các hình thức khác hơn là phải nhìn vào mặt của người đối diện.
  • Tuy không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp nhưng trẻ mắc hội chứng RLPTK có những biểu hiện đặc biệt khi nhìn một đồ vật nào đó; trẻ có thể đưa tay của mình qua lại trước mắt và ngắm cử động của tay mình; trẻ có thể xoắn sợi dây và ngắm mãi không chán; hoặc xem đi xem lại một đoạn quảng cáo mà trẻ thích,…

Với thính giác: Trẻ mắc hội chứng RLPTK đặc biệt nhạy cảm với âm thanh.

  • Thính giác trẻ RLPTK giống như cái máy khuếch âm, vặn ở mức lớn nhất, dù trẻ có bịt tai lại thì vẫn nghe được những âm thanh mà người khác không nghe thấy.
  • Trẻ mắc hội chứng RLPTK phải được tránh không để những âm thanh gây đau đớn cho trẻ, chẳng hạn như tiếng động lớn bất thình lình, âm thanh to, mạnh của tiếng máy khoan, máy hút bụi, còi xe cấp cứu, tiếng máy bay,…
  • Trẻ không thể tập trung, chú ý trong giờ học vì quá nhạy cảm với âm thanh.
  • Trẻ có thể sợ vao phòng học nhạc vi không thích phải tập hát, trẻ có hành vi phản ứng lại, như: la hét, lắc đầu và bịt tai lại,..Tuy nhiên, một số trẻ lại thích nghe một loại tiếng động nào đó (tiếng quạt quay, tiếng máy điều hòa,…).

Với xúc giác:

  • Trẻ mắc hội chứng RLPTK, đa phần sẽ không thích được ôm ấp, đụng chạm, vuốt ve vì xúc giác quá nhạy cảm. Nếu được ôm ấp, trẻ thường né tránh hoặc xô ra; những kích thích quá mạnh do đụng chạm cũng khiến trẻ không chịu được.
  • Trẻ có thể kêu la khi phải rửa mặt, tắm hay trẻ chỉ dùng mấy đầu ngón tay cầm một vật lạ mà không dùng cả bàn tay.
  • Một số trẻ thích áp má vào mặt phẳng nhẵn, cứng, mát lạnh và làm đi làm lại nhiều lần.
  • Có thể trẻ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hoặc đặc biệt nhạy cảm với nó (trẻ chỉ mặc một áo mỏng ra ngoài trời lạnh hoặc trẻ nhất định phải mặc áo thật dày bất kể thời tiết có nóng lạnh ra sao).

Với khứu giác:

  • Trẻ mắc hội chứng RLPTK rất thích ngửi đồ vật, thức ăn và những người khác.
  • Ở nhà, có thể trẻ thích được ngửi mùi tóc của mẹ, nếu đó không phải một mùi quen thuộc cũng kiểu khiến trẻ nổi cáu và la hét.
  • Phần lớn, trẻ mắc hội chứng RLPTK chỉ quen với một mùi quen thuộc nào đó, không dễ chấp nhận một mùi lạ ở xung quanh.

Với vị giác:

  • Trẻ có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai loại khác nhau.
  • Có thể ăn muối mà không tháy mặn, ăn chanh mà không thấy chua,..
  • Đặc biệt, thích ăn những món ăn quen thuộc và thường ngửi rất lâu trước khi ăn, nếu không phải là thực đơn và món ăn quen thuộc hàng ngày trẻ hay ăn thì trẻ sẽ bỏ bữa và không hề quan tâm đến bữa ăn nữa.

dau hieu nhan biet tre tu ky 3

Một số phương pháp điều trị hội chứng RLPTK tại gia đình?
Hội chứng RLPTK nếu được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng. Trong các gia đình hiện đại ngày nay, trẻ thường được ở nhà với người giúp việc, vì vậy việc quan sát và phát hiện là rất khó. Khi ở nhà, trẻ chỉ tập trung xem ti vi hoặc các đoạn quảng cáo mà không giao tiếp với ai, điều này dẫn đến bệnh tình của trẻ ngày càng trầm trọng. Khi phát hiện con mình có những biểu hiện như trên, phụ huynh cần bình tĩnh, tìm hiểu các thông tin và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con.
Phụ huynh có thể thực hiện hiện các phương pháp sau:

  • Mặt đối mặt: Hãy ngồi cùng con, ngang tầm mắt trẻ và nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện, hãy trò chuyện thật kiên nhẫn với con. Mỗi ngày có thể ôm trẻ vào lòng, áp đầu con vào ngực mình mặt đối mặt, giữ đầu của trẻ nhìn vào mắt mình và lặp đi lặp lại, việc này làm mỗi ngày sẽ giảm bớt tính nhạy cảm về xúc giác.
  • Huấn luyện thính giác: Đây là phương pháp có mục đích làm giảm mức độ nhạy cảm của trẻ bằng cách điều chỉnh lại khả năng nghe của trẻ, bằng cách:
    • Có thể, cho trẻ ngồi ở trong phòng và đeo tai nghe để nghe những âm thanh, như: tiếng trầm, tiếng bổn, tiếng em bé khóc, chuông reo, nước chảy, chim hót,… Nếu trẻ có biểu hiện bịt tai lại hoặc khó chịu khi nghe những âm thanh này thì phụ huynh vẫn cần kiên trì, mỗi ngày nên luyện tập hai lần và mỗi lần khoảng từ 15 phút đến 30 phút để luyện thính giác.
    • Cũng có thể cho trẻ nghe một bản nhạc có sự thay đổi về tần số thấp cao.
      Nhìn chung, huấn luyện thính giác trẻ sẽ được tập nghe những âm thanh từ từ dù có thích hay không, điều nay sẽ giúp cho trẻ giảm tính nhạy cảm với âm thanh và dần thích nghi với các âm thanh và tiếng động lạ.
  • Lập thời khóa biểu bằng hình vẽ: Trẻ có hội chứng RLPTK hay làm mọi việc theo một thứ tự duy nhất và trẻ thấy bắt buộc phải làm như vậy mới yên lòng, nhiều khi cứng nhắc, máy móc và rườm rà. Phụ huynh cần lập ra thời khóa biểu “bằng hình” nhằm mục đích cho trẻ biết thứ tự các việc phải làm trong ngày. Phụ huynh dán lên tường vào mỗi buổi sáng các công việc cụ thể, chẳng hạn: buổi sáng có hình tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, tô màu,…Phụ huynh lập bảng cho con từng ngày và giải thích cho con vào mỗi sáng sớm để tạo cho con cảm giác yên tâm, uyển chuyển trong thay đổi công việc.
  • Đưa ra các yêu cầu và kiên nhẫn: Phụ huynh phải lôi cuốn trẻ trở lại “thế giới bình thường”, không nên cho trẻ “sống lâu” trong thế giới của riêng trẻ. Phụ huynh có thể thực hiện các cách như: trò chuyện, làm việc cùng con với các việc như phụ bếp, đọc sách, chời cùng con,…; tập trung vào sở thích để khiến trẻ rèn luyện các kỹ năng. Phụ huynh nên ngồi xuống cùng chơi với con, giao cho con các việc nhà đơn giản như dọn bàn ăn, lau ban, đổ tác, đẩy xe cho mẹ khi đi siêu thị,…
  • Khích lệ và có phần thưởng kịp thời: Lời khen thường không có tác động đến trẻ mắc hội chứng RLPTK nên tốt nhất phụ huynh sẽ có thưởng khi con hoàn thành xong một việc khi muốn tăng cường hành vi đó. Có nhiều hình thức để khen thưởng, như: Món ăn yêu thích, món đồ chơi,…Phụ huynh cần nói rõ để trẻ hiểu: “Con mặc áo rồi mẹ con mình sẽ đi siêu thị” hoặc “Ăn xong cơm cả nhà chúng ta sẽ ăn kem”,…

Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Siêm (2007). Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lại Kim Thúy (2001). Tâm bệnh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hà Thị Thư (2007). Giáo trình Tâm lí học phát triển. NXB Lao động - Xã hội.
Trần Thị Lệ Thu (2003). Đại cương giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. NBX Đại học Quốc gia Hà Nội.