Dạy trẻ kĩ năng đọc sách tại nhà - RVE

Làm sao để bố mẹ có thể dạy trẻ kĩ năng đọc sách tại nhà mà không cần ép buộc? Hãy cùng tham khảo một số phương pháp giúp cải thiện và rèn luyện kĩ năng đọc sách sau đây:

Đọc cùng với trẻ: Việc đồng hành cùng con trải nghiệm những trang sách không chỉ giúp con trở nên hứng thú với sách hơn mà hành động này còn giúp cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên khắng khít và gần gũi hơn. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ thay phiên nhau đọc những mẩu chuyện giúp bé có thói quen lành mạnh và dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Bố mẹ đọc sách cùng con cũng sẽ cải thiện tình trạng trẻ nghiện internet. Thay vì cứ dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính thì trẻ sẽ chủ động cầm sách đến và ngỏ ý muốn đọc sách cùng bố mẹ. Tình cảm các thành viên sẽ thân thiết và hạnh phúc hơn.

Dạy trẻ cách nhận biết âm và ký tự: Đối với trẻ dưới 6 tuổi, thói quen đọc sách sẽ giúp trẻ làm quen với những nét chữ và phát âm. Dạy trẻ kĩ năng đọc sách theo thời gian, trẻ không còn cảm thấy khó khăn trong việc nhận biết vần âm và ký tự nữa. Thay vào đó, đọc sách giúp trẻ tự tin về vốn từ của mình, mạnh dạn hơn khi phát biểu cũng như không còn cảm thấy nhút nhát và sợ sệt khi bị thầy cô gọi tên để đọc bài,…

Giúp trẻ đến tuổi đi học cách đọc: Trong suốt quá trình đọc sách cùng các thành viên khác trong gia đình, trẻ sẽ học được phát âm cũng như nhận biết mặt chữ. Gặp từ vựng mới, lạ, trẻ sẽ chủ động hỏi và bố mẹ đóng vai trò như người hướng dẫn, trả lời, dạy con cách tập đọc sao cho đúng. Từ đó, khi đến tuổi tới trường, trẻ đã biết cách phát âm, bố mẹ cũng không còn lo việc con mình bị bỏ lại phía sau do không biết đọc chữ nữa. 

day tre ki nang doc sach tai nha 2

Cho trẻ thời gian để nhìn hình trong sách: Tùy theo từng độ tuổi mà bố mẹ có thể lựa chọn và cho phép con mình đọc sách sao cho phù hợp. Ở những giai đoạn đầu đời, trẻ chưa đọc và hiểu được toàn bộ ý nghĩa của ngôn từ, tuy nhiên, dựa vào hình ảnh sinh động cùng với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp trẻ hình dung và tưởng tượng nên câu chuyện, vấn đề của sách đang đề cập đến. Do đó, bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình dạy trẻ kĩ năng đọc sách nên cân nhắc, tạo điều kiện về thời gian để trẻ kịp nhìn và cảm nhận ý nghĩa hình ảnh trong sác

Trao đổi cùng con về cốt truyện: Sự thành công của một cuốn sách còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, một cốt truyện hay và ý nghĩa sẽ giữ chân được người đọc lâu nhất. Chính vì vậy, trao đổi cùng con về cốt truyện của một quyển sách nào đó là cách tốt nhất để con có thể học tập và nhớ lâu các chi tiết có trong đó. 

Duy trì việc đọc từng đoạn ngắn: Vì độ tuổi còn bé, việc đọc một cuốn sách vừa dày vừa dài có thể gây ra áp lực lớn, tạo nên ác cảm trong việc đọc sách đối với những đứa trẻ. Duy trì thói quen đọc từng đoạn ngắn sẽ tạo nên được sự hấp dẫn nhất định đối với trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy tò mò đối với những tình tiết ở những đoạn tiếp theo. Và trẻ sẽ say mê hơn trong việc đọc sách. 

Tìm kiếm những tựa sách mà trẻ thích: Bố mẹ chủ động ưu tiên cho phép trẻ đọc những tựa sách mà trẻ yêu thích. Trẻ sẽ trở nên say mê và hào hứng hơn khi được bắt gặp những nhân vật yêu thích của mình trên những trang sách. Việc trẻ cuốn vào việc tìm hiểu và khám phá niềm yêu thích của bản thân sẽ tạo nên chiếc cầu nối rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ. 

Thói quen đọc sách là một trong những thói quen lành mạnh và khoa học, là phương thức tốt nhất để các con có thể phát triển trí tuệ và mở rộng khả năng nhận thức đối với thế giới xung quanh. Thông qua bài viết trên, hy vọng quý phụ huynh sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng đọc sách.

Chuyên viên chuyên môn Hồ Thị Thu Hương

Tài liệu tham khảo:

 Dạy trẻ kĩ năng đọc sách từ sớm là điều cần thiết, https://www.issp.edu.vn/vi/day-tre-ky-nang-doc-sach/