Thực hiện kỹ năng bắt chước âm thanh - RVE

Bắt chước chính là cách học cơ bản nhất đối với trẻ. Vì thế cha mẹ nên khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh trong các tương tác tự nhiên tại nhà để trẻ thực hành và ghi nhớ.

5 Bước thực hiện kỹ năng bắt chước

Bước 1: Để các đồ vật dễ nhận biết được sắp xếp theo loại lên bàn. Ngồi ngang với bàn đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý.

Bước 2: Bảo trẻ “Hãy làm như thế này”, làm mẫu 1 hành động với đồ vật và nói ra 1 âm thanh có liên quan đến hành động đó ( ví dụ: đẩy ô-tô và nói “bí bo” ). Hướng dẫn trẻ làm theo hành động đó và nói được âm/từ đó.

Bước 3: Mỗi lần trẻ tự phát ra một âm đúng, bắt chước ngay âm mà trẻ phát ra và xem trẻ có phản ứng phát trở lại âm đó hay không.

Bước 4: Nếu trẻ bắt chước âm được bạn phát ra, lặp lại âm đó nhiều lần để xem trẻ có tiếp tục bắt chước hay không? Và giảm dần sự hỗ trợ.

 Bước 5: Khi trẻ thích thú cách bắt chước phát âm, chuyển sang một âm khác đợi trẻ bắt chước làm theo. Mỗi lần trẻ bắt chước phát âm theo nhanh chóng nhắc lại âm 2 lần và cổ vũ khuyến khích trẻ cùng nói âm thanh đó với bạn.

Sau đây là những sinh hoạt bắt chước âm thanh

Sự vận chuyển:

  • Xe lửa – Đẩy xe lửa trên đường ray – “Bí bo”
  • Xe ô tô – Lái xe – “Bíp bíp”
  • Xe cứu hỏa – Lái xe cứu hỏa – “Ò èo e”
  • Tàu – Lái tàu trên sông –  “Ùuuuù”
  • Xe hàng- Bóp còi hơi hơi, đẩy xe xuống – “Òòòò”

Búp bê/Hoạt hình/Thú vật

  • Em bé – Để tay lên mũi và miệng – “Oa oa”
  • Trốn – Che mặt lại – “Ú òa”
  • Hắt hơi- “Ách xì”, Bò –“Ụm bò”, Chó – “Gâu gâu”, Vịt – “Cạp cạp”

Gia đùng/Đồ chơi

  • Điện thoại – Cầm điện thoại lên tai – “Reng reng”
  • Đồng hồ- Nghiêng đầu tới lui

Thức ăn và Bộ đồ chơi nhà bếp

  • Gương mặt vui – Liếm môi – “Hihi”
  • Bắp rang – Vỗ tay – “Bốp bốp”
  • Nước ấm – Thổi vào ly – “Nóng”

bat chuoc am thanh 3
Một số lưu ý:
-  Ghi lại tiếng của một trẻ khác hoặc tiếng của trẻ và phát cho trẻ nghe khi chơi và cho trẻ ăn. Khen ngợi khi trẻ phát ra bất kỳ âm thanh nào.
-  Cười và làm cho trẻ thấy thích hoạt động đó. Bế trẻ lên, ôm trẻ, đung đưa trẻ trong khi thực hiện hoạt động này.
.- Sử dụng các nguyên âm và các âm tạo ra bằng môi (p, b, m) dễ thực hiện và dễ quan sát nhất.
- Ban đầu chọn các âm mà trẻ thường tạo ra trong khi chơi. Nói các âm này với trẻ và bảo trẻ nhắc lại. Khi trẻ đã làm được, hãy để trẻ bắt chước những âm mà trẻ không tự tạo ra được trong khi chơi.
- Nhắc đi nhắc lại các âm thanh, lần lượt to rồi đến nhỏ vào tai trẻ.
- Sử dụng hộp đồ chơi hoặc đồ chơi nhỏ có cốc hút bật ra, sau đó bạn tạo ra nhiều kiểu âm thanh khác nhau khi chiếc hộp bật mở v.v

Tác giả: Th. S tâm lý Lưu Thị Quỳnh

Tài liệu tham khảo

100 Bài can thiệp hành vi
https://bvndtp.org.vn/ky-nang-tien-ngon-ngu-trong-giao-tiep-phan-2-tam-ly-tre-em/
Merle J.Crawford – Barbara weber, Can thiệp phổ tự kỷ hang ngày, NXB Phụ nữ.
TS Sally J.Rogers, TS Geraldine Dawson, TS Laurie A. Vismara, Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, Nxb Trẻ
Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ: Eric Schoper-Margaret Lansing-Leslie Waters
Phát triển ngôn ngữ sớm: Linda Mawhinney-Mary Scott McTeague
Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi: Hội Nhi khoa Hoa kỳ_ Bs. Steven P. Shelov, Bs Robert E. Hannermann; Trích dịch và biên tập : Bs. Phạm Ngọc Thanh, ThS. Nguyễn Thị Diệu Anh, ThS. Phan Ngọc Thanh Trà.