Áp dụng kỉ luật tích cực với trẻ - RVE

Vì sức khỏe tâm thần và thể chất tốt hơn, vì sự phát triển của trẻ em, và vì tuổi thơ hạnh phúc cho trẻ, cha mẹ và cộng đồng cần biết cách áp dụng kỉ luật tích cực đối với trẻ.

Phương pháp kỉ luật tích cực đối với sự phát triển của trẻ

Lên kế hoạch có thời gian riêng với con: Thời gian riêng rất quan trọng trong việc xây dựng một mối quan hệ tốt, đặc biệt với con. “Có thể là 20 phút mỗi ngày. Hoặc thậm chí là 5 phút. Bạn có thể kết hợp khoảng thời gian đó với những việc khác như cùng con vừa rửa bát vừa hát hoặc vừa trò chuyện vừa phơi quần áo”.

tinh ky luat o tre 2

Khen ngợi điểm tốt: Làm cha mẹ, chúng ta thường chú ý và chỉ ra những hành vi xấu của con mình. Trẻ có thể coi đây là một cách để thu hút sự chú ý của bạn và tiếp tục tái diễn những biểu hiện xấu đó thay vì dừng lại. Càng được khen thì trẻ càng phát huy. Những lời khen sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy mình đặc biệt và được yêu thương.

Đặt ra kỳ vọng rõ ràng cho sự phát triển của trẻ em: “Nói với con chính xác những gì bạn muốn con làm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với bảo con không được làm gì” Giáo sư Cluver chia sẻ: “Khi bạn yêu cầu con không được bày bừa hay phải ngoan, con sẽ không thực sự hiểu mình được yêu cầu phải làm gì” Những yêu cầu rõ ràng như “Con hãy nhặt đồ chơi và cất vào hộp nhé” sẽ đặt ra kỳ vọng rõ ràng và tăng xác suất con sẽ làm theo những gì bạn bảo. “Nhưng bạn cũng cần đặt ra những kỳ vọng khả thi.

Đánh lạc hướng một cách sáng tạo: Khi con bạn khó bảo thì việc đánh lạc hướng con bằng một hoạt động tích cực hơn có thể là một cách hữu ích. “Khi bạn đánh lạc hướng con sang một điều gì đó khác - bằng cách thay đổi chủ đề, giới thiệu một trò chơi, dẫn con sang phòng khác hoặc đi dạo, bạn có thể chuyển hướng năng lượng của con sang những hành vi tích cực hơn”. Việc căn thời điểm cũng rất quan trọng. Để đánh lạc hướng, bạn cũng cần nhận ra khi nào mọi việc sắp diễn ra không như ý muốn và hành động. Lưu ý đến thời điểm con bạn bắt đầu trở nên cáu kỉnh, khó bảo hoặc khó chịu, hoặc khi hai đứa con cùng nhìn vào một món đồ chơi, có thể giúp bạn nhận biết một sự cố tiềm ẩn trước khi nó kịp xảy ra.

tinh ky luat o tre 3

Cho trẻ thấy hậu quả một cách bình tĩnh: Một phần của quá trình trưởng thành chính là học được rằng hành động có thể dẫn đến hệ quả. Giải thích điều này cho con bạn là một cách đơn giản để vừa khuyến khích con có những hành vi tốt hơn, vừa dạy con về tinh thần trách nhiệm. Cho con bạn cơ hội làm điều đúng đắn bằng cách giải thích về hậu quả mà hành vi không tốt do con gây ra. Giả dụ, nếu bạn muốn con ngừng vẽ nguệch ngoạc lên tường, bạn có thể yêu cầu con dừng lại, nếu không bạn sẽ không cho con chơi nữa. Đây là một lời cảnh cáo đối với con và cũng là một cơ hội để con thay đổi hành vi của mình. Nếu con không dừng lại, hãy cho trẻ thấy hậu quả một cách bình tĩnh và không biểu lộ sự tức giận.

Thay vì tập trung vào hình phạt và những điều con không được làm, phương pháp kỉ luật tích cực đặt trọng tâm vào sự phát triển của trẻ em trong việc hình thành nên các mối quan hệ lành mạnh và đặt ra kỳ vọng về hành vi của trẻ.

Chuyên viên chuyên môn Hồ Thị Thu Hương

Tài liệu tham khảo
Áp dụng kỉ luật tích cực đối với sự phát triển của trẻ em, https://www.unicef.org