Giải đáp các thắc mắc cùng phụ huynh - RVE

Trung tâm Rồng Việt đã và đang tạo môi trường giáo dục giúp trẻ cải thiện và ngày một phát triển. Rồng Việt chia sẽ những thông tin mong rằng sẽ giúp ích được Quý Phụ huynh khi trẻ đang theo học tại Trung Tâm.

Trong quá trình theo tại trung tâm có rất câu hỏi được phụ huynh quan tâm. Trung tâm Rồng Việt xin giáp đáp cùng quý Phụ huynh.

Câu hỏi 1: Học viên đi học không thấy tiến bộ/ tiến bộ chậm? Bé kia nhập học chung nhưng tiến bộ nhiều hơn?

Câu trả lời: Sự tiến bộ của học viên phụ thuộc vào một số yếu tố :

  • Đặc điểm và mức độ vấn đề học viên đang gặp phải (mỗi học viên sẽ có vấn đề và mức độ khác nhau).
  • Khả năng tiếp thu của học viên, tùy học viên sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau.
  • Khả năng thích nghi với môi trường học tập. - Các hạn chế trong tương tác và giao tiếp.
  • Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, đây là yếu tố quan trọng trong hỗ trợ và giúp đỡ học viên tiến bộ.

Câu hỏi 2: Học viên đi học hay bắt chước những hành vi xấu của bạn? Vì sao như vậy?

Câu trả lời: Học viên ở giai đoạn mầm non hay bắt chước các hành vi vì 1 số lý do:

  • Học viên đang quan sát và học hỏi.
  • Học viên muốn thu hút sự chú ý.
  • Học viên tò mò muốn trải nghiệm những hành vi mới.
  • Học viên chưa có sự nhận biết về hành vi phù hợp và chưa phù hợp.

Câu hỏi 3: Học viên học bao lâu thì tiến bộ/ nói được?

Câu trả lời: Sự tiến bộ của học viên sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Vấn đề học viên đang gặp phải.
  • Mức độ phát triển hiện tại của học viên.
  • Các vấn đề đi kèm với rối nhiễu của học viên.
  • Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình can thiệp.

Câu hỏi 4: Tại sao phòng học đông thế?

Câu trả lời: Số lượng bé trong phòng học sẽ học theo nhóm tối đa là 3 - 4 học viên để tăng tính tương tác với các bạn, tham gia các hoạt động trò chơi nhóm và tương tác.

Câu hỏi 5: Tại sao bé lớn bé nhỏ học chung với nhau?

Câu trả lời: Nhóm học, lớp học không phân chia theo tuổi thực và theo tuổi nhận thức của học viên. Việc học chung sẽ đem lại những lợi ích cho học viên như:

  • Học hỏi lẫn nhau thông qua lắng nghe và quan sát.
  • Tăng cơ hội học hỏi.
  • Phát triển kỹ năng nhóm.

Câu hỏi 6: Tại sao không cho phụ huynh coi camera ở nhà?

Câu trả lời:

  • Vì các học viên là học viên đặc biệt nên thông tin hình ảnh của học viên sẽ được bảo mật
  • Là chính sách nội bộ và quy đinh của trung tâm về việc sử dụng hình ảnh của học viên.

Câu hỏi 7: Tại sao ở lớp Giáo viên nói bé làm được này kia/nói được này kia nhưng ở nhà không thấy?

Câu trả lời:

  • Thường thì ở lớp giáo viên tạo môi trường kích thích qua nhiều hoạt động như tranh ảnh, luân phiên, lắp ghép ...có các bạn học cùng tạo cơ hội để thúc đẩy bé tham gia các hoạt động nên ở lớp bé có thể thực hiện được.
  • Môi trường ở nhà nhiều khi quen thuộc, trẻ biết ba mẹ thương và thường mọi nhu cầu đều được đáp ứng nên ba mẹ cần tạo môi trường tương tác để thúc đẩy trẻ thông qua các hoạt động theo chương trình giáo án mà giáo viên đã lên sẵn.
  • Bên cạnh đó ba mẹ cần hướng trẻ vào những hoạt động mà trẻ thích để thúc đẩy, nếu trẻ chưa thực hiện được thì bà mẹ cần phải làm mẫu, cầm tay hỗ trợ để trẻ thực hiện.

Câu hỏi 8: Tại sao bé ngày nào cũng thực hiện hoạt động đó (coi tranh, ghép tranh, lắp ráp, ...)?

Câu trả lời:

  • Mỗi hoạt động giáo viên có chú trọng vào mức độ phát triển của bé và khả năng tiếp thu của từng bé. Thẻ tranh, ghép tranh, lắp ráp,...giáo viên có chú trọng vào khả năng của từng bé đầu tiên tăng tập trung, tăng khả năng phối hợp mắt tay phát triển kỹ năng vận động tinh. Đối với những trẻ chưa có lời nói dựa vào thẻ tranh để phát triển nhận Cung cấp vốn từ, mở rộng câu, tăng kỹ năng kể diễn đạt, hỗ trợ chỉnh âm-> tăng dần theo khả năng của từng trẻ.
  • Các hoạt động lặp lại vì giáo viên thường phải củng cố thường xuyên tránh trường hợp trẻ quên bài.

Câu hỏi 9:Vì sao con tôi có vấn đề A nhưng phải học hết các nhóm kỹ năng?

Câu trả lời:

  • Thường thì đi học can thiệp ngoài dựa vấn đề mà trẻ đang gặp phải thì còn dựa vào mức độ phát triển ở các kỹ năng ở trẻ để thúc đẩy sự phát triển ở trẻ.
  • Các kỹ năng sẽ hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển ở trẻ.

Câu hỏi 10: Tại sao học viên mới đi học lại khóc/khóc lâu?

Câu trả lời:

  • Hầu hết các học viên đi mầm non đều sẽ khóc, trừ những học viên đã lớn hoặc đã từng đi học rồi hoặc quý phụ huynh có sự chuẩn bị tốt về tâm lý cho học viên. - Khi học viên đi học học viên sẽ tới môi trường mới, bị tách khỏi ba mẹ, người chăm sóc của mình.
  • Ở mầm non tất cả mọi điều xung quanh đều xa lạ, không thân quen nên nhiều học viên sẽ thấy tủi thân và khóc.
  • Khi học viên mới đi học nếu được ba mẹ có thể đem theo những đồ vật, đồ chơi quen thuộc của học viên để học viên cảm thấy an toàn, yên tâm hơn (tuy nhiên hạn chế mang các đồ vật, đồ chơi cản trở quá trình học tập của con học viên và các bạn khác).

Câu hỏi 11: Tại sao học viên đi học hay ốm, ho, sổ mũi, ói?

Câu trả lời:

  • Do học viên thay đổi môi trường sinh hoạt khác hoàn toàn ở nhà. Khi ở nhà học viên đã quen tiếp xúc với các virus, vi khuẩn xung quanh nhà nên đã có miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn đó. Còn khi mới đi học, học viên sẽ tiếp xúc với nhiều học viên khác, môi trường khác và sẽ có những vi khuẩn lạ tấn công, cơ thể học viên sẽ phản ứng chống lại bằng những biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi, …
  • Để hạn chế những vấn đề này ba mẹ có thể tập cho học viên các thói quen như ngủ đủ giấc, rèn thói quen không dụi mắt, cắn móng tay, đồ chơi, giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Cho học viên tập thể dục mỗi ngày, cung cấp đủ nước và có chê độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Câu hỏi 12: Tại sao không được uống sữa công thức? Không uống sữa công thức bé sẽ sụt ký?

Câu trả lời: Học viên không nhất thiết là không được uống sữa công thức, tuy nhiên có một nghiên cứu và quan sát đã gợi ý rằng sữa công thức có thể gây ra một số tác động như:

  • Làm cho học viên kích thích và lăng xăng nhiều hơn.
  • Một số sữa công thức có thể chứa các chất kích thích hoặc các chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến hành vi và sự tập trung của học viên. Tuy nhiên, đối với học viên có vấn đề về tăng động giảm chú ý thì sẽ phải kết hợp với những phương pháp can thiệp để cải thiện sự tập trung chứ không phải chỉ cần hạn chế sữa công thức. Nếu cha mẹ có lo lắng về việc ảnh hưởng của sữa công thức đối với học viên thì nên thảo luận thêm với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra lựa chọn thức ăn phù hợp nhất với học viên.

Câu hỏi 13: Có nên cho học viên dùng thêm các loại thuốc bổ hay không?

Câu trả lời: Việc sử dụng thuốc bổ hỗ trợ cho học viên tự kỷ là một quyết định cá nhân và nên được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số điều cần xem xét khi quyết định về việc sử dụng thuốc bổ hỗ trợ cho học viên:

  • Tác dụng và hiệu quả.
  • Tác dụng phụ và rủi ro.
  • Theo dõi và đánh giá thường xuyên bởi các bác sĩ.
  • Nguồn gốc xuất xứ.

Câu hỏi 14: Vì sao GV không dỗ bé ngay lập tức hoặc chiều ý bé khi bé khóc?

Câu trả lời:

  • Thường thì giáo viên sẽ dành khoảng thời gian để quan sát xem trẻ khóc ăn vạ là do nguyên nhân gì để đưa hướng giải quyết phù hợp.
  • Ba mẹ cần nắm rõ một số nguyên nhân về trẻ ăn vạ:
    • Khủng hoảng tuổi lên 3
    • Học từ người khác Người lớn vô tình củng cố hành vi ăn vạ
    • Thu hút sự chú ý
    • Thách thức, thăm dò thái độ, cảm xúc, hành vi của người khác

Chính vì thế thông thường giáo viên thường sẽ phớt lờ trẻ để xem trẻ như thế nào để có hướng hỗ trợ phù hợp.