Hiện nay xã hội ngày càng phát triển song song đó nhiều trẻ có tình trạng hiếu động, khó có thể tập trung chú ý, thuật ngữ chuyên môn gọi là hội chứng tăng động (ADHD : Attention-Deficit-Hyperactivity Disorder).
Theo từ vựng tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Việt Nam hội chứng này còn được gọi là háu động. Trẻ trai bị nhiều hơn gấp 4 lần trẻ gái. Theo nhiều tài liệu, nhiều tác giả cho rằng không nên gọi là một bệnh mà chỉ nên xem là một tình trạng không kiểm soát đươc hành vi ứng xử của mình. Thông thường người ta chỉ nhận ra tình trạng rối loạn khi trẻ trên 1 tuổi và thường có những biểu hiện sau:
- Hay khóc, thậm chí thường xuyên gào thét khi có một nhu cầu nào đó.
- Ngủ ít, hoạt động nhiều, không chịu ngồi yên dù chỉ là ngồi chơi với đồ chơi
- ăn uống khó khăn
Cha mẹ và những ngưòi xung quanh sẽ nhận thấy trẻ « có vấn đề » rõ hơn theo sự phát triển dần lên của trẻ ; khi mà người lớn bắt đầu đòi hỏi trẻ «biết làm chủ bản thân » (biết chờ đợi, biết chấp hành một số kỷ luật...) đặc biệt là rối loạn này thường biểu hiện rõ khi trẻ bắt đầu bước vào quá trình xã hội hóa như khi bắt đầu đi học nhà trẻ/mẫu giáo. Tuy mang tính bẩm sinh, nhưng thường khi trẻ trên 3 tuổi những rối loạn về vận động và kém chú ý mới bộc lộ rõ ràng, và điều này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ 14 tuổi, nếu được điều trị và tập luyện thì với độ tuổi này, việc tiết ra các chất dẫn truyền sẽ được cải thiện và trẻ sẽ ổn định.
Phụ huynh có thể tham khảo các bài viết sau để hiểu rõ hơn về hội chứng tăng động - kém tập trung cũng như một số phương pháp để giúp trẻ cải thiện:
Cách dạy trẻ hiếu động, kém tập trung
Chia sẻ kỹ thuật tương tác với trẻ tăng động
Phương pháp dạy trẻ tăng động, giảm chú ý
Thủ thuật giúp trẻ chú ý khi tương tác