Những dấu hiệu tâm lý cần theo dõi ở trẻ - RVE

6 năm đầu đời trẻ sẽ thay đổi mọi thứ, từ một đứa trẻ mới sinh ra phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc thì sau một năm trẻ có thể bắt đầu chập chững biết đi và bập bẹ những từ đơn đầu tiên.

Không phải mọi trẻ đều phát triển giống nhau, một số trẻ cần được theo dõi và can thiệp tâm lý sớm. Bài viết nêu các dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý.

1. Giai đoạn từ 0 - 12 tháng

Giai đoạn 0-12 tháng, trẻ bắt đầu học cách giao tiếp qua các dấu hiệu tiền ngôn ngữ.

  • 3-4 tháng: Chưa mỉm cười hoặc cười thành tiếng phản ứng với ba mẹ.
  • 6-8 tháng: Không phát âm như "aaa," "iii," không cười khi chơi ú òa, không nhận biết người quen hay biểu lộ niềm vui.
  • 8-12 tháng: Không giao tiếp bằng cử chỉ, không bắt chước hành động như vỗ tay, "bye bye," không phát âm "ba ba," "ma ma," và không chỉ ngón trỏ.

Ba mẹ nên quan sát các dấu hiệu này để hỗ trợ trẻ phát triển kịp thời.

2. Giai đoạn từ 12 - 24 tháng

Giai đoạn 12-24 tháng, trẻ khám phá xã hội và tăng nhu cầu giao tiếp. Các dấu hiệu cần lưu ý:

  • 12-14 tháng: Chưa nói từ đơn như "ạ," "bà," "cá."
  • 16-18 tháng: Không nói từ ghép như "mẹ ơi," "ăn cơm," không phản ứng khi mớm từ đơn.
  • 18 tháng: Không chỉ ngón trỏ, không hiểu mệnh lệnh đơn giản như "bỏ rác," "lấy khăn."
  • 12-18 tháng: Không giao tiếp phi ngôn ngữ như lắc đầu, gật đầu, không phản ứng khi gọi tên.

Ba mẹ cần theo dõi để hỗ trợ trẻ phát triển kịp thời.

dau hieu tam ly can theo doi o tre 2

3. Giai đoạn 24-36 tháng

Giai đoạn 24-36 tháng, trẻ bắt đầu chơi tương tác với ba mẹ và bạn bè. Nếu trẻ thường chơi một mình, không quan tâm bạn bè, cần lưu ý.

Trẻ có thể nói câu 2-3 từ đúng hoàn cảnh, nhưng nếu chỉ nói về sở thích như màu sắc, số, và thiếu giao tiếp mắt hoặc cử chỉ, cần chú ý.

Ba mẹ cũng nên theo dõi nếu trẻ chưa biết khoe đồ mới hoặc không biểu lộ cảm xúc khi giao tiếp.

4. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Giai đoạn 3-6 tuổi, nếu trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc học hỏi, cần lưu ý các dấu hiệu:

  • Ngôn ngữ: Chưa nói từ đơn, từ ghép, câu hoàn chỉnh; không trả lời câu hỏi cơ bản.
  • Nhận thức: Không nhận biết màu sắc, hình dạng cơ bản, thông tin trường lớp, thành viên gia đình.
  • Ký ức: Không kể lại hoạt động hàng ngày hoặc nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác.
  • Tương tác: Không chơi trò giả vờ, chỉ nhại lời, không đặt câu hỏi hoặc chưa phân biệt dạng câu hỏi.
  • Toán học: Không nhận biết chữ số cơ bản ở giai đoạn 5-6 tuổi.

Ba mẹ nên quan sát cách chơi, tương tác, và giao tiếp của trẻ để hỗ trợ phát triển kịp thời.

6. Một số lưu ý để ba mẹ có thể phát triển tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi

  • Trong năm đầu, ba mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, đồng thời âu yếm, vỗ về để hỗ trợ phát triển tâm lý và xúc cảm của trẻ.
  • Tạo cơ hội cho trẻ khám phá nhiều đồ chơi khác nhau, tích cực sử dụng bàn tay, mắt, tai để tìm hiểu khám phá.
  • Cho trẻ xem tranh ảnh nhiều màu sắc, các chủ đề khác nhau.
  • Hát ru, hát các bài hát, bài thơ thiếu nhi cho trẻ nghe
  • Kể chuyện, đọc thơ, xây dựng môi trường cho trẻ có cơ hội giao tiếp.
  • Giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản.
  • Nói chuyện rõ ràng, rõ ý, giọng điệu phù hợp.
  • Dạy trẻ thể hiện cảm xúc của mình và nhận diện cảm xúc của người đối diện để có những giao tiếp ứng xử phù hợp.

dau hieu tam ly can theo doi o tre 3

Quan sát sự phát triển tâm lý trẻ 0-6 tuổi rất quan trọng để phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường. Nếu thấy dấu hiệu đáng lo, ba mẹ nên kiểm tra và can thiệp sớm để chuẩn bị cho trẻ tương lai vững chắc.

 

ThS. Lưu Thị Quỳnh

Phạm Thị Hoài Anh, 15 phút mỗi ngày yêu con, NXB phụ nữ, 2016

Phạm Toàn, Tâm lý học trẻ em, NXB Trẻ, 2022

Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Chủ biên), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm, 2006

rve dong luc tu loi cam on 1

 -----------------------------------------------------------

Hãy liên hệ với hệ thống 70 Trung tâm Rồng Việt gần bạn nhất để được tư vấn, đánh giá và hỗ trợ cho bé nhanh nói.

  • Hotline: 1900 636517
  • Góc phụ huynh - tổng hợp các bài viết về phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại đây!
  • Link đăng ký nhận thông tin tư vấn tại đây