Làm thế nào để kích thích trẻ giao tiếp? - RVE

Giao tiếp là khả năng thực hiện việc chuyển tải thông tin từ người này sang người khác. Với trẻ, giao tiếp bao gồm việc thể hiện thông tin và tiếp nhận thông điệp từ người khác.

Chính vì vậy trong những năm tháng đầu tiên của trẻ các bậc cha mẹ cần quan tâm, hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng này.


Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp đối với trẻ

kich thich tre giao tiep 2- Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,…
- Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người. Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản hồi.
- Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn,…
- Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống.

Những kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ
Nhiều người cho rằng khi thực sự biết nói trẻ mới bắt đầu biết trao đổi thông tin và giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, ngay từ rất sớm, trẻ đã bắt đầu hình thành kỹ năng này. Một số kỹ năng trao đổi thông tin sớm ở trẻ gồm:
- Tập trung: Trẻ thường chú ý vào người, vật, hoạt động nào đó thông qua việc nghe, nhìn.
- Bắt chước: Trẻ bắt chước các cử động nét mặt, âm thanh, hành động rất nhanh.
- Chơi: Trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
- Cử chỉ: Đây là một phần của trao đổi thông tin ở trẻ. Các con bắt đầu sử dụng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cơ thể để diễn đạt.
- Tạo dựng mối quan hệ: Trẻ bắt đầu chơi với các bạn, giao tiếp với thầy cô,…
- Kỹ năng lắng nghe: Dù biết nói hay chưa biết nói, trẻ cũng đã tập cho mình kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe xem cha mẹ nói gì, âm thanh phát thanh từ xung quanh là gì.
- Kỹ năng lắng nghe: Dù biết nói hay chưa biết nói, trẻ cũng đã tập cho mình kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe xem cha mẹ nói gì, âm thanh phát thanh từ xung quanh là gì.

kich thich tre giao tiep 3


Các bước thực hiện kỹ năng


Bước 1: Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
Muốn trẻ giao tiếp tốt, cha mẹ cần tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh. Điều này có thể bắt đầu bằng việc người lớn dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ hơn. Các trẻ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn bè. Các bé được học nhiều bài học bổ ích, tham gia các hoạt động trò chơi, câu đố hàng ngày,… Khi có môi trường tốt, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, năng động, thích trò chuyện. Người lớn cần quan tâm, để ý tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp thì cần động viên trẻ.
Bước 2: Trò chuyện nhiều giúp rèn kỹ năng giao tiếp
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn để giúp các con phát triển khả năng hoạt ngôn, tư duy. Những đứa trẻ thường được cha mẹ quan tâm, hỏi về chuyện ở lớp sẽ vui vẻ, hoạt bát hơn. Khi trò chuyện với trẻ, người lớn cũng nên chú ý tới cách diễn đạt. Ví dụ: Thường xuyên sử dụng từ “vâng”, ạ”, nói rõ ràng, tránh nói trống không. Tuyên dương, tán thường trẻ nhiều hơn. Khi trẻ mắc lỗi cần nhẹ nhàng chỉnh sửa lại.
Bước 3: Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm
Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, …Ví dụ: Khi ăn, có thể hỏi: “Con thích món nào nhất?”, “Hôm nay con đi học có vui không?”, “Con thấy các bạn ở lớp thế nào?”,…
Bước 4: Kể chuyện, đọc thơ với trẻ
Việc kể chuyện cho trẻ nghe không chỉ giúp con tăng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm, trí tưởng tượng, kỹ năng lắng nghe mà sẽ giúp chia sẻ tình yêu thương của cả nhà dành cho nhau. Tuỳ vào độ tuổi khác nhau của trẻ mà cha mẹ lựa chọn những câu chuyện sao cho thích hợp như chuyện ngắn hay chuyện dài. Sau khi kể, cha mẹ nên khuyến khích trẻ bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung quyển sách, đề nghị trẻ bổ sung thêm những chi tiết vào câu chuyện đó.
Bước 5: Dạy trẻ ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày
Ứng xử với mọi người phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường kỹ năng giao tiếp và sau này trẻ sẽ là một người thông minh, nhanh nhạy và khéo léo trong cách xử lý tình huống. Ngay từ bé, cha mẹ đã phải dạy trẻ ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. VD: Biết nói lời cám ơn, Chào hỏi khi gặp mọi người, Lịch sự dạ thưa khi trả lời người lớn tuổi, …
Bước 6: Tăng cường hoạt động vui chơi, ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài
Cha mẹ nên cùng tham gia hoạt động vui chơi ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài, khi chơi nên trò chuyện, trao đổi thông tin với trẻ. Hãy so sánh một đứa trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa với một đứa trẻ chỉ ở trong nhà, ít tiếp xúc, mọi người sẽ thấy rõ sự khác biệt phải không? Ngày nay, trẻ em thường được cho ra làm quen với thế giới bên ngoài từ sớm, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn.

kich thich tre giao tiep 4


Tài liệu tham khảo
1. Từng bước nhỏ - Quyển 3 – Kỹ năng giao tiếp
2. Trần Hân, Thanh Nhã (Dịch) (2018), Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Phụ Nữ
3. Đinh Văn Vang (2012), Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
Tác giả: Th.S Tâm lý lâm sàng Nguyễn Thị Bảo Trâm