Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tính thực tiễn và trải nghiệm của các trò vui chơi hỗ trợ cho sự phát triển quan trọng trong hành trình học tập và phát triển của trẻ.
Do đó, hoạt động vui chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cụ thể, hoạt động chơi giúp trẻ phát triển ở các khía cạnh sau:
- Phát triển các giác quan
- Phát triển thể chất
- Phát triển trí tuệ
- Phát triển cảm xúc
- Phát triển kỹ năng tương tác xã hội
Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ có vẻ đơn giản nhưng lại là một thách thức với phụ huynh do một số lý do sau:
- Hạn chế diện tích
- Phụ huynh không có thời gian dành cho trẻ
- Phụ huynh chưa nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của trẻ
- Phụ huynh chưa biết cách tổ chức trò chơi cho trẻ
- Phụ huynh chưa nhập vai vào trò chơi và tạo khoản cách với trẻ trong hoạt động chơi.
- Thiếu kiên nhẫn trong quá trình chơi với trẻ
Vì hoạt động chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cũng như khi vui chơi, trẻ cũng đang khám phá thế giới xung quanh với những biểu hiện học hỏi và trải nghiệm một cách cơ bản. Do đó, trong quá trình chơi và tổ chức hoạt động chơi với trẻ, phụ huynh nên chú ý những điều sau:
- Làm theo hướng dẫn của trẻ
- Lặp lại trò chơi là hoạt động mang tính tích cực
- Hãy chơi ngoài trời với điều kiện cho phép và đảm bảo an toàn
- Chia sẻ với trẻ những trò chơi thời thơ ấu
- Tận hưởng và chủ động nhập vai
Cuối cùng, chúng ta cần lưu tâm rằng, trẻ phát triển theo thói quen sinh hoạt và tính nhất quán. Do vậy, gia đình nên tạo ra một nếp sinh hoạt thực tiễn và có thể thực hiện được hàng ngày. Quý phụ huynh có thể lồng ghép các thử thách mới với một hoạt động độc lập, yên tĩnh và thoải mái dành cho trẻ và đặc biệt, nên tách biệt các nhiệm vụ và hoạt động vào cuối ngày.
Ngay từ khi còn nhỏ, những hoạt động chơi tương tác, chạm hoặc khám phá các đồ vật đã có cùng với cha mẹ và người quen đã đem lại những lợi ích cho trẻ. Hoạt động chơi cho phép trẻ phát triển cảm giác, thể chất, trí tuệ và xúc cảm, xã hội, thông qua trò chơi trẻ cũng phát triển nhân cách và ý thức về bản sắc cá nhân của mình.
Đối với trẻ nhỏ, hoạt động chơi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng tích hợp vào các hoạt động hàng ngày. Duy trì sự tiếp xúc thường xuyên với trẻ, chú ý đến những phản ứng của trẻ và vui đùa cùng trẻ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn và thúc đẩy hạnh phúc của trẻ.
Tác giả: Th.S Tâm lý Đỗ Hoàng Phúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương Thị Khánh Hà (2019). Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đinh Văn Vang (2012). Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.
Fyn Sor (2020). The Happy Learning Book for Siblings: 50 Awesome Activities for Siblings to Learn and Play Together at Home, WS Education.