Giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ có thể tính từ lúc bé 10 tháng tuổi khi trẻ bắt đầu chú ý và bắt chước các âm thanh xung quanh mình, giai đoạn này có 3 điều cần lưu ý.
Thứ nhất: Hiểu đúng về kỹ năng bắt chước âm thanh
Bắt chước là động từ dùng để chỉ những hành động học theo, làm theo hành động, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ, lời nói của người khác. Kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giao tiếp gồm có: Kỹ năng bắt chước vận động, kỹ năng bắt chước âm thanh, kỹ năng chú ý liên kết( Khoe). Trong quá trình bắt chước hành động việc kết hợp bắt chước âm thanh sẽ vô cùng thuận lợi và việc bắt chước âm thanh sẽ dễ hơn bắt chước từ.
Thứ hai: Kỹ năng bắt chước âm thanh vô cùng quan trọng với trẻ
Ngay từ khi chập chững biết đi trẻ không ngừng quan sát và bắt chước những người xung quanh. Việc lặp lại một hành động, âm thanh của bố mẹ hay nói theo cũng là một cách để trẻ học một ngôn ngữ đầu tiên. Bắt chước là tiền đề, nền tảng vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ bởi vì:
- Thông qua việc bắt chước sẽ tạo cơ hội học hỏi cho trẻ trong môi trường sống, giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức và tăng cường sự chú ý trong hoạt động. Giúp trẻ đáp ứng được môi trường hòa nhập mà con học sau này
- Trẻ cảm thấy hào hứng, hứng thú hơn khi có sự xuất hiện của 1 đối tượng trong hoạt động của mình.
- Hình thành kỹ năng chơi đúng chức năng hoạt động.
- Tăng cường khả năng quan sát, sự tập trung chú ý, tương tác hay là phát triển về mặt nhận thức tư duy cho trẻ.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ trong quá trình bắt chước và làm theo.
Thứ ba: Cần hiểu rõ các khó khăn khi dạy trẻ kỹ năng bắt chước âm thanh:
- Trẻ thiếu kỹ năng tương tác xã hội
- Trẻ lăng xăng – kém tập trung, chú ý
- Trẻ chưa đủ vốn từ để nghe hiểu yêu cầu
- Khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế
- Trẻ chưa biết cách lấy hơi.
Cha me có thể tham khảo thêm 100 Bài can thiệp hành vi để khắc phục các tình huống này tại đường nhân bên dưới.
https://bvndtp.org.vn/ky-nang-tien-ngon-ngu-trong-giao-tiep-phan-2-tam-ly-tre-em/
Đối với trẻ nhỏ, bắt chước chính là cách học cơ bản nhất đối với trẻ về bản thân và thế giới xung quanh bé. Ngay từ khi nhỏ xíu, bé đã bắt đầu cố gắng bắt chước các hành động, âm thanh, từ ngữ…của những người chăm sóc bé, thông thường là của cha mẹ. Vì thế cha mẹ nên khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh trong các tương tác tự nhiên tại nhà, thì trẻ sẽ có nhiều cơ hội để thực hành và dễ có khả năng sử dụng kỹ năng này trong cuộc sống hang ngày hơn.
Tác giả: Th. S tâm lý Lưu Thị Quỳnh
Tài liệu tham khảo
Merle J.Crawford – Barbara weber, Can thiệp phổ tự kỷ hang ngày, NXB Phụ nữ.
TS Sally J.Rogers, TS Geraldine Dawson, TS Laurie A. Vismara, Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, Nxb Trẻ
Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ: Eric Schoper-Margaret Lansing-Leslie Waters
Phát triển ngôn ngữ sớm: Linda Mawhinney-Mary Scott McTeague
Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi: Hội Nhi khoa Hoa kỳ_ Bs. Steven P. Shelov, Bs Robert E. Hannermann; Trích dịch và biên tập : Bs. Phạm Ngọc Thanh, ThS. Nguyễn Thị Diệu Anh, ThS. Phan Ngọc Thanh Trà.