Chậm phát triển vận động là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, các bậc cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế đúng chức năng để thăm khám và can thiệp càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nên đưa trẻ chậm vận động đi khám chuyên khoa để chẩn đoán. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp can thiệp hoặc hỗ trợ và lên kế hoạch luyện tập giúp trẻ đạt mốc phát triển theo tuổi.
Trẻ chậm phát triển vận động có thể ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý. Nếu đi kèm với chậm trễ ở các kỹ năng khác như thị giác, giao tiếp xã hội, vận động tay, đó là dấu hiệu đáng báo động.
Trẻ chậm phát triển vận động cần được can thiệp sớm, đúng phương pháp
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Phó Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm phát triển vận động của trẻ.
- Thứ nhất là nhóm nguyên nhân trước sinh: liên quan đến sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai như mẹ bị nhiễm virus sởi, quai bị, rubella… hay mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng như chì, Asen, thủy ngân dẫn đến tổn thương não của thai nhi và chậm phát triển sau này.
- Thứ hai là nhóm nguyên nhân liên quan đến quá trình sinh nở như trẻ đẻ non, trẻ bị ngạt hoặc phải can thiệp sản khoa.
- Thứ ba là nhóm nguyên nhân sau sinh như trẻ bị vàng da, bị nhiễm trùng thần kinh, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, u não hoặc não bị thiếu oxi do trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi phải thở máy…
Trước đây, trẻ chậm phát triển vận động thường không được phát hiện sớm. Nhiều trẻ 4-8 tuổi chỉ vận động như bé 3-4 tháng. Can thiệp muộn ảnh hưởng vận động, trí tuệ, nhận thức, ngôn ngữ và kéo dài, tốn kém nhưng hiệu quả không tối ưu, khiến trẻ khó hòa nhập xã hội.
-----------------------------------------------------------
Hãy liên hệ với hệ thống 70 Trung tâm Rồng Việt gần bạn nhất để được tư vấn, đánh giá và hỗ trợ cho bé nhanh nói.