Trẻ em luôn là đề tài mà dư luận cả nước chú ý. Vì với nhận thức chưa đầy đủ, các em dễ dàng chịu tác động của thói hư tật xấu, khi mà "sức đề kháng" vẫn còn quá non nớt.
Một trong số đó chính là vấn nạn nghiện game. Thú vui chơi ngày nay của các trẻ em ở khu vực thành thị là xem truyền hình, chơi game, đọc sách và rất ít trẻ có những hoạt động về thể lực. Theo khảo sát của Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1, gần 100% trẻ từ vài tháng tuổi đã tiếp cận với màn ảnh truyền hình nhiều hơn giao tiếp với những người thân thương mà điều đó lại rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi bắt đầu vào tuổi học đường (6 tuổi), thậm chí sớm hơn khi bước vào tuổi mẫu giáo (3 tuổi), trẻ bắt đầu làm quen với một trò chơi hấp dẫn: trò chơi điện tử (game).
Thế nào là nghiện game?
Hội chứng nghiệm game xảy ra khi thời gian sử dụng máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng để chơi game ảnh hưởng tai hại đến các mối quan hệ xã hội của trẻ hoặc cản trở việc học tập hoặc sinh hoạt đời sống của trẻ theo chiều hướng xấu. Giống như các loại nghiện khác, việc nghiện game trên máy vi tính, điện thoại hay máy tính bảng đã thay thế cho vai trò của bạn bè và gia đình trong đời sống cảm xúc của trẻ. Nếu không được chơi, trẻ sẽ có rối loạn tính khí và muốn sống cô lập. Người nghiện game có thể chơi 10 giờ/ngày và 70 – 80 giờ/tuần.
Người nghiện game có những triệu chứng gì? (trẻ em và người lớn)
Ở trẻ em
- Ngoài giờ học, ngồi vào máy vi tính chơi game hoặc sử dụng điện thoại, máy tính bảng để chơi game.
- Thường xuyên ngủ gật ở lớp.
- Không tập trung một cách chu toàn cho việc học tập
- Điểm học sa sút
- Nói dối về việc sử dụng máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng
- Chọn chơi game hơn chơi với các bạn cùng trang lứa trong lớp
- Không tham gia các hoạt động sinh hoạt xã hội (các câu lạc bộ đội nhóm về nghệ thuật, thể thao,… hay các hoạt động đoàn, đội trong trường)
- Nổi giận khi không được chơi game
Ở người lớn
- Cảm thấy thích thú và tội lỗi khi chơi game
- Bị ám ảnh bởi trò chơi game và luôn muốn ngồi vào máy vi tính, mặc dù không được kết nối mạng Internet
- Thời gian chơi game ngày càng tăng, ảnh hưởng đến đời sống gia đình, xã hội và nghề nghiệp.
- Nổi giận, có tâm lý thoái lui, trầm cảm khi không được chơi game
- Mắc nợ vì các dịch vụ online.
- Không thể kiểm soát việc sử dụng game
- Sống trong thế giới ảo, kích dục thay vì sống thực tế. Ngoài ra, người nghiện có thể có các triệu chứng thể chất như:
- Rối loạn giấc ngủ
- Chấn thương các khớp của ngón tay
- Đau lưng, đau cổ
- Đau đầu
- Khô mắt
- Ăn uống bất thường hoặc kém chăm sóc vệ sinh cá nhân
Hội chứng nghiện game có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn
Những yếu tố nào góp phần trong hội chứng nghiện game?
Cũng như các loại nghiện khác, yếu tố thiếu vắng tình cảm gia đình là một yếu tố quan trọng. Trong đa số các gia đình hiện nay, cha mẹ đều bận công việc làm xoay quanh cơm áo gạo tiền, ít có thời gian trò chuyện và tìm hiểu nhu cầu tình cảm của trẻ. Nếu trẻ lại là đứa con duy nhất trong gia đình thì không có ai để cùng chơi và cũng không được cha mẹ khuyến khích những trò chơi về thể lực, xã hội, sáng tạo, biểu tượng. Bên cạnh đó, cha mẹ sợ con bị ảnh hưởng xấu của bạn bè xung quanh trẻ nên thường không cho con tiếp tục vui chơi cùng với bạn bè trong xóm và cảm thấy an tâm khi cho con tiếp cận với game trên máy vi tính, điện thoại hay máy tính bảng như một phương tiện mở mang trí tuệ, mà không lường trước được những hậu quả đằng sau đó.
Vậy thì cha mẹ nên làm gì?
Cha mẹ nên quan tâm và chia sẻ tình cảm với con nhiều hơn. Trẻ không chỉ cần ăn và học, mà còn cần được tâm sự với cha mẹ về những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, về cách giải quyết những vấn nạn mà trẻ gặp trên đường đời. Trẻ không chỉ bị những chửi mắng, đánh phạt khi lầm lỗi, nhưng còn cần được động viên, khuyến khích và được tìm hiểu nguyên nhân của những vấp ngã, thất bại của trẻ. Cha mẹ nên hỗ trợ cho trẻ tham gia những trò chơi thể thao và nghệ thuật để trẻ phát huy tài năng một cách toàn diện hơn trong quá trình phát triển của trẻ.
Phạm Đình Khanh-GV KNS Rồng Việt sưu tầm và chỉnh sửa
(Nguồn: Khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1)
Hãy liên hệ với Hệ Thống Trung tâm tư vấn và đào tạo Rồng Việt gần bạn nhất để có thông tin chi tiết:
- Hệ thống trung tâm Rồng Việt tại TpHCM: Quận 2 (Tp Thủ Đức), Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9 (Tp Thủ Đức), Quận Phú Nhuận, Quận Gò Vấp, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Thủ Đức (Tp Thủ Đức), Hóc Môn, Quận 10, Quận 12, Củ Chi, Quận Tân Bình.
- Hệ thống trung tâm Rồng Việt Miền Nam: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Bình Phước.
- Hệ thống trung tâm Rồng Việt Miền Trung - Tây Nguyên: Đã Nẵng, Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nha Trang, Phan Thiết, Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột.
- Hệ thống trung tâm Rồng Việt tại Hà Nội: Quận Cầu Giấy, Huyện Hoài Đức.
Hotline: 1900 636517