Giúp trẻ dưới 3 tuổi nhận biết bản thân - RVE

Ở trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên (tùy vào đặc điểm phát triển của từng trẻ)  trẻ sẽ bắt đầu có những tiếp nhận đầu tiên về ngôn ngữ và bắt chước chúng với những âm thanh gừm gừ, ư, a…. 

Song song với đó cha mẹ cũng sẽ bắt đầu dạy cho trẻ chú ý những âm thanh thông qua lời nói hay đồ chơi đơn giản, nhưng quan trọng hơn hết là dạy cho con tập phản ứng với tên gọi của mình.

Thông qua việc dạy cho trẻ phản ứng trước tiên với tên gọi của mình giúp trẻ có thể chú ý tốt hơn vào những hoạt động mà người lớn muốn dạy, cũng như việc phản ứng với tên gọi giúp cho trẻ phát triển được kỹ năng tương tác qua lại với người khác, tập cho trẻ phát triên kỹ năng nhận biết bản thân trẻ và mọi người xung quanh.

giup tre nhan biet ban than trong giai doan dau doi 2

Với kỹ năng tập cho trẻ phản ứng với tên gọi của mình đòi hỏi ở người hướng dẫn phải có sự kiên nhẫn, thực hiện một cách chậm rãi và luôn biết cách làm mới các cách hướng dẫn, xen kẻ và lồng ghép các hoạt động vui chơi hằng ngày để kích thích quá trình tiếp thu của trẻ. Đối với trẻ, ở kỹ năng này đòi hỏi ở trẻ sự hợp tác khi người hướng dẫn thực hiện, ngoài ra trẻ phải có kỹ năng chú ý, tập trung trong quá trình người hướng dẫn lồng ghép các hoạt động.

Dưới đây là một vài bài tập có thể hướng dẫn cho trẻ nhận biết và phản ứng với tên gọi của mình để các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà.

Chúng ta có thể hướng dẫn trẻ nhận biết bản thân và phản ứng với tên gọi một cách “chủ động”.

Khi trẻ đang ngồi chơi đồ chơi chung với người lớn, chúng ta có thể gọi tên trẻ trước khi đưa món đồ chơi cho trẻ.

VD: “Bin” xe đang chạy chạy.

Khi cho trẻ ăn cơm hoặc ăn bánh có thể kết hợp gọi tên.

VD: Khi trẻ quay hướng mặt đi chỗ khác, người hướng dẫn có thể goi tên: “Bin ơi” và đưa thức ăn cho trẻ. Nếu đã thực hiện những trẻ vẫn không phản ứng quay lại kết hợp với việc đưa tay lên má của trẻ chỉnh hướng nhìn vào người hướng dẫn tiếp tục thực hiện việc gọi tên và đưa thức ăn cho trẻ.

giup tre nhan biet ban than trong giai doan dau doi 3

Ngoài ra, chúng ta có thể hướng dẫn trẻ nhận biết và phản ứng với tên gọi một cách “bị động”.

Cho trẻ ngồi đối diện với người hướng dẫn, sao cho mắt của trẻ ngang với tầm mắt của người hướng dẫn và thực hiện gọi tên trẻ liên tục, có thể kết hợp cầm ngón trỏ của trẻ chỉ vào bản thân khi gọi tên. Bài tập này thực hiện liên tục và không kết hợp với hoạt động chơi nào trong quá trình hướng dẫn trẻ.

Với kỹ năng tập cho trẻ nhận biết và phản ứng với tên gọi này, nó cũng được xem một một trong những kỹ năng tiền đề giúp cho trẻ có thể phát triển nhận thức sau này một cách tốt nhất. Quý phụ huynh và giáo viên muốn dạy cho trẻ nhận biết được nhiều thứ xung quanh hơn thì trước hết phải nên tập trung nhiều vào hướng dẫn cho trẻ nhận biết tốt bản thân của trẻ thì mọi thứ xung quanh trẻ sẽ nhận biết nhanh hơn.

Tác giả: Lương Thị Thanh Tuyền - Trung Tâm Rồng Việt

Tài liệu tham khảo:

Phạm Thị Bền, Tài liệu khóa học âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói dưới 3 tuổi, (2021)

Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên),  Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, (2008).