Mắt là cửa sổ tâm hồn, chúng ta phải thông qua cửa sổ này để nhìn thế giới đầy màu sắc bên ngoài, nếu có một ngày cửa sổ hỏng, chúng ta sẽ không thấy những vật xung quanh nữa.
Nếu bạn đang có một đôi mắt to và sáng, bỗng nhiên một ngày nào đó hình ảnh trong mắt trở nên mờ, bạn buộc phải nhờ đến sự trợ giúp của hai mắt kính dày cộp đề có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh một cách rõ ràng. Do đó, nhất định phải chú ý bảo vệ đôi mắt, không được để mắt bị bất kỳ tổn thương nào. Dưới đây là một số thói quen để bảo vệ đôi mắt nhé.
Rèn luyện các thói quen bảo vệ đôi mắt
Hàng ngày, phải chú ý bảo vệ mắt: Trước tiên, cần tránh để mắt bị tổn thương bên ngoài. Khi chơi các trò chơi với các bạn, cần phải chọn trò chơi an toàn, thích hợp, không nên chơi các trò chơi có tính nguy hiểm cao, cũng không nên tiếp cúc gần với pháo hoặc khói bụi. Ngoài ra, chúng ta còn cần có thói quen xem tivi ở khoảng cách hợp lí.
Khi viết chữ phải ngồi thẳng, ngay ngắn: Rèn luyện tư thế đọc sách và viết chữ đúng, ngay ngắn. Tư thế đọc sách phải đúng cách, khi đọc sách, nửa thân trên phải thẳn, đầu cũng không được cúi xuống bàn, khoảng cách giữa mắt và sách ít nhất 30 cm. Thời gian đọc sách và viết chữ cũng không được quá nhiều, cách mấy phút lại nhìn ra chỗ khác, để mắt có thể nghỉ ngơi một chút. Thời gian đọc sách dài dễ làm cho mắt mệt mỏi.
Chọn nguồn điện thích hợp: Không nên dùng ánh sáng quá mạnh khi đọc sách. Khi phải đi dưới trời nắng gắt, tốt nhất nên đeo kính để bảo vệ mắt. Khi trời tối, có thể dùng đèn bàn để hỗ trợ cho việc đọc sách. Đèn bàn nên dùng loại bóng bảo vệ mắt, những loại ánh sáng nhấp nháy lại rất dễ tạo ra sự mệt mỏi cho mắt.
Bổ sung thực phẩm bổ dưỡng cho mắt: Ăn nhiều thức ăn có lợi cho mắt như: các loại thức ăn có chứa nhiều Vitamin A (sữa bò, trứng gà, rau xanh và hoa quả,…).
Để bảo vệ đôi mắt, chúng ta cần phải rèn luyện các thói quen trên. Các bạn học sinh cần chú ý bảo vệ đôi mắt để có một đôi mắt khoẻ mạnh nhé.
Chuyên viên chuyên môn Hồ Thị Thu Hương
Tài liệu tham khảo
30 Thói quen học sinh tiểu học cần phải rèn luyện, Người dịch: Tuệ Văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội