7 cách rèn luyện giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn - RVE

"Não cá vàng" là một thuật ngữ quen thuộc dùng ám chỉ những người hay quên, vậy làm sao chúng ta có thể rèn luyện não bộ để có thể ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Ước tính có khoảng 100 tỷ nơ-ron thần kinh trong não người và trung bình mỗi người chỉ có 10% các nơ – ron thần kinh liên kết với nhau trong quá trình học tập, làm việc… Để quá trình làm việc, ghi nhớ, học tập tăng tính hiệu quả khi các nơ ron liên kết với nhau nhiều hơn dưới đây là 1 số các rèn luyện não bộ.

bai 26

1. Nguyên tắc 50 phút tiếp nhận thông tin - nghỉ giải lao 5 phút

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 5 phút. Trong khoảng 5 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

2. Quy tắc 80/20

Ngày nay, chuyên gia về năng suất Tim Ferriss đã phổ biến cách tiếp cận hiện đại đối với quy tắc này để giúp mọi người ghi nhớ nhanh hơn. Ông cho biết, trước tiên, bạn nên tập trung vào 20% quan trọng nhất của những gì bạn đang cố gắng tìm hiểu, mà thực chất lượng thông tin đó sẽ bao gồm 80% những gì còn lại bạn cần biết.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, bạn chỉ cần tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Các yếu tố quan trọng để mang lại lợi tức đầu tư lớn nhất là gì (20% của vấn đề)? Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khai thác những thông tin sâu hơn (80% thông tin còn lại) để tránh lãng phí thời gian vào những yếu tố không cần thiết.

3. Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.
Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

4. Thay đổi phương pháp và tư duy tiếp cận vấn đề

Một trong những kĩ năng quan trọng để tăng cường năng suất học tập chính là việc làm mới cách tiếp cận và củng cố liên tục các kiến thức cần ghi nhớ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những sự thay đổi và các cách tóm gọn thông tin khác nhau sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc thay đổi phương pháp học tập và tư duy tiếp cận vấn đề chẳng hạn như viết ra giấy, nhắc nhở trên điện thoại hoặc chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của mỗi vấn đề.

5. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập, cách làm việc và kĩ năng ghi nhớ vấn đề khác nhau. Việc được lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của những người thành công chính là một bài học vô giá.
Bạn có thể tìm hiểu và hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ áp dụng để ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp này và tìm kiếm ra một cách hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.

6. Ghi chép lại những thông tin quan trọng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.
Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

7. Luôn sẵn sàng tâm lý: Học là một quá trình dài

Để tìm kiếm một sự thành công bền vững, bạn hãy luôn xác định tư tưởng rằng, học là cả một quá trình dài lao động của trí não. Sự cố gắng kiên trì và chắt lọc thông tin hàng ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng kiến thức sâu rộng hơn.
Như Steve Jobs từng nói: "Điểm khác biệt lớn nhất của người thành công và kẻ thất bại chính là sự kiên trì thuần túy. Hãy nhớ rằng, học không phải là một quá trình nước rút mà đó là cả một cuộc hành trình marathon đường dài. Vì vậy, những người kiên trì và vượt qua được trong khoảng thời gian này sẽ là những người thành công cuối cùng”.
..................................................
Theo: Giáo trình tâm lý học thần kinh - Trường Đại Học Văn Hiến - Bác sĩ Nguyễn Thiệu Xuân Giang; Sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Adam Khoo - Nhà xuất bản phụ nữ; Theo Trí thức trẻ/CNBC

(Tổng hợp và chỉnh sửa Thầy Hiếu Văn_Gv Kns RVE).