Bạn có từng nghe: “Đừng dọa trẻ con rằng nếu chúng không ngoan, sẽ bị công an bắt" hoặc "Con đừng so bì với người ta, nhà người ta giàu, nhà mình nghèo” câu dọa đó có đúng?
Đừng chọn lúc ăn cơm để mắng mỏ, dạy dỗ trẻ, có chuyện gì cũng phải để sau bữa ăn. Tới tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác khi vừa khóc vừa nhét thức ăn vào miệng, cảm giác bỏng rát từ họng đến dạ dày, thật sự rất khó chịu.
“Em thích thì con đưa cho em đi. Em bé hơn, con là anh/chị, phải biết nhường em chứ”. Nhưng khi con còn bé như em ấy, con không hư đến mức đòi cho bằng được món đồ mà người khác vô cùng yêu quí như thế.
“Mày nhìn con nhà người ta, rồi nhìn lại mày xem…”
Khi chơi đùa cùng các bạn nhỏ khác, đừng khăng khăng nhất mực bắt con mình phải nhường nhịn, từ chối. “Cho bạn chơi một lúc thì có làm sao?” “Bị bạn đẩy một cái thì có làm sao?” “Bạn ăn một miếng thì có làm sao?”… Nhường nhịn thỏa đáng, nhường nhịn cũng phải tùy trường hợp, cứ lúc nào cũng nhường, cũng nhịn sẽ khiến đứa trẻ khi lớn lên trở nên yếu đuối, sợ người.
Đọc nhật kí của con, rồi coi nó là một chuyện hết sức hiển nhiên: “Gớm, đọc thì làm sao? Mày cởi truồng bố mẹ còn thấy rồi nữa là nhật kí! Mà mày thì có bí mật gì đâu mà phải giấu?”
“Người lớn nói thì phải nghe chứ!”. Mọi yêu cầu đều bị phủ quyết ngay khi vừa nói ra, hỏi bố mẹ lí do, chỉ nhận một câu: “Bố/Mẹ nói không được là không được!”
Đừng mắng trẻ nhỏ lúc đang ăn cơm và trước lúc ngủ. Khóc trong lúc ăn và khóc trong khi ngủ là những chuyện bi thảm nhất trong đời.
Đừng bao giờ so sánh con mình với con người ta. Trên thế giới này không có trẻ hư, chỉ có những bậc làm cha làm mẹ và những người làm thầy làm cô không biết giáo dục trẻ.
Tất cả những ngôn ngữ liên quan đến phủ định và giận cá chém thớt. Rất nhiều lời nói ra trong lúc vô tình, sẽ theo đứa trẻ tới tận khi chúng lớn lên. Đừng coi trẻ con như cái thùng rác để xả cảm xúc.
Một em nhỏ 3, 4 tuổi không biết học được ở đâu mấy câu chửi bậy, người lớn trong nhà nghe thấy chỉ biết cười to rồi khen thông minh.
Đừng chơi với ABC, nó học dốt/ nó bị bệnh XYZ/ nó hư/ bố mẹ nó blablablah…”
Bố mẹ còn chưa nói gì, nhưng cả đống họ hàng đã chỉ trỏ: “Vịt giời” thì học nhiều làm gì? Đằng nào chẳng phải lấy chồng?”, “Nhà này sau này làm gì có phần mày, em mày nó cũng đuổi mày sớm thôi.”
Mong người lớn đừng bao giờ hạn chế, trói buộc trí tưởng tượng của con trẻ!
Đừng lôi gia cảnh ra để làm áp lực cho trẻ con, đừng suốt ngày than vãn “Nhà mình nghèo”, “Nhà mình không có tiền”, “Nhà mình không so được nhà người ta”... Bởi thay vì trở thành động lực, rất có thể nó sẽ trở thành mặc cảm tự ti cho trẻ.
Thay vì chỉ trích, hết chê trẻ học kém, làm không tốt, hãy thay bằng câu khích lệ, cổ vũ trẻ lần sau làm tốt hơn.
Kiểm tra được 8 điểm, còn thiếu 2 điểm là được trọn điểm. Họ sẽ trách mắng, oán giận tại sao không giành được 2 điểm kia, phê bình con cái không biết cố gắng, mà quên thử nghĩ xem 8 điểm kia con họ đã làm cách nào để đạt được.
Dạy con là cả một quá trình, là cả một nghệ thuật mà ở đó bố mẹ chính là một người nghệ sĩ. Bằng cách nào đó, bố mẹ trong mắt con mình phải là một người thần tượng, một người vĩ đại to lớn.
Tác giả: Thầy Phương Hiếu