Các hoạt động hàng ngày có thể giúp trẻ vừa học vừa chơi, vừa được trò chuyện với ba mẹ, lại gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Trẻ không cảm thấy bị ép buộc phải học phải nói.
Như vậy cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Khi cả 2 bên đều cảm thấy thoải mái thì việc dạy ngôn ngữ và tiếp thu ngôn ngữ sẽ nhanh hơn, trẻ sẽ tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
Nên dạy ngôn ngữ cho trẻ như thế nào để có hiệu quả?
- Hãy khen ngợi và khuyến khích những nỗ lực của con bạn khi bé nói các âm và từ mới.
- Hãy thu hút sự chú ý của con bạn trước khi nói
- Hãy sử dụng lời nói và ngôn ngữ chuẩn.
- Phát âm các từ rõ và chậm để con bạn nghe và bắt chước.
- Khuyến khích con bạn nhìn mặt, môi và lưỡi bạn khi bạn thiết lập âm và từ.
- Kéo dài âm lời nói mà con bạn khó có thể nói.
- Sử dụng vốn từ và ngôn ngữ của bạn sao cho phù hợp với mức độ của con bạn nhưng vẫn giới thiệu những khái niệm và từ mới.
- Hãy nhớ là trẻ hiểu nhiều hơn những gì bé có thể nói.
- Hãy nghe một cách chăm chú khi bé nói với bạn và hãy cho bé thấy bạn hiểu bằng cách trả lời bằng hành động hoặc lời nói.
- Hãy giúp con bạn nghe và làm theo chỉ dẫn bằng cách chỉ cho bé thấy bạn muốn gì.
- Khi con bạn không hiểu, hãy nói theo cách khác thay cho việc chỉ lặp lại một cách giản đơn.
- Hãy đọc các quyển sách có các tranh vẽ nhiều màu sắc: Chỉ và nói tên các bức tranh khi bạn đọc. Đề nghị con bạn chỉ các đồ vật trong bức tranh. Ví dụ: ‘quả bóng đâu con?”
- Chơi các trò chơi đơn giản cùng con bạn như trò “trốn tìm” cũng rất hiệu quả trong việc dạy ngôn ngữ cho trẻ
- Hãy hát các bài hát của trẻ con và cho trẻ nghe nhạc.
- Nói với con bạn về những gì bé sẽ làm trong ngày: ăn các bữa chính và bữa phụ (thức ăn, đồ uống, hoạt động), giờ tắm (các bộ phận của cơ thể, các hoạt động). Thay quần áo (các bộ phận của áo quần, bộ phận cơ thể, các hoạt động,thời tiết). Chơi đồ chơi, các con vật nuôi, và bạn bè/anh chị em họ (các đồ vật, hoạt động và kỹ năng xã hội). Lau rửa đồ chơi (đồ vật, giới từ, và sự hoàn thành công việc). Chơi ngoài trời (đồ vật, hoạt động, thời tiết, cộng đồng)o Đi dạo (đồ vật, hoạt động, lắng nghe, thời tiết, cộng đồng)
- Nói với con bạn về những gì bạn sẽ làm trong ngày và khuyến khích con bạn tham gia: Dọn bàn, đi mua những thứ lặt vặt. làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm
- Mở rộng những gì con bạn nói bằng cách lặp lại các từ của bé và thêm các từ khác vào. Nếu con bạn nói “thêm nữa”, hãy đáp ứng yêu cầu của bé và nói thêm“cho con thêm nữa à”, hoặc “uống nữa à”, v.v.. Nếu con bạn nói “muốn bóng”, hãy đáp ứng yêu cầu của bé và nói thêm“Con muốn quả bóng này à”, “con muốn lấy quả bóng”, hoặc “muốn quả bóng màu xanh”
- Hãy lặp đi lặp những từ và âm mới. ví dụ khi đếm, sử dụng giới từ, gọi tên các đồ vật, màu sắc, v.v
- Cho trẻ cơ hội có được những trải nghiệm mới và nói với chúng, trước, trong và sau sự kiện đó.
- Hãy hỏi các câu hỏi để kích thích tư duy và ngôn ngữ hơn nữa.
- Hãy tạo các lựa chọn giữa các đồ vật để nói những câu có nghĩa: Tăng cường việc ra quyết định. Khuyến khích trẻ trả lời bằng lời nói.
Khi dạy ngôn ngữ cho trẻ cha mẹ nên nhớ:
- Việc nói cần phải tạo hứng thú cho trẻ. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói mà không đặt ra quá nhiều yêu cầu cho trẻ.
- Luôn luôn dùng ngôn ngữ để trao đổi với trẻ
- Một môi trường “kích thích ngôn ngữ” rất quan trọng cho việc học tập nhưng việc tạo ra cho trẻ một môi trường có quá nhiều ngôn ngữ có thể sẽ tạo nên một sự chồng lấn. Hãy làm cho ngôn ngữ đến với con bạn càng tự nhiên càng tốt và luôn đảm bảo cho bé có thời gian tự do.
Hiểu những hạn chế của con bạn. Nhiều trẻ cần được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ trong mọi hoàn cảnh. Nếu việc kích thích trẻ nói vượt quá khả năng hiện tại của bé sẽ làm cho tất cả mọi người đều bực bội, khó chịu. Thống nhất và kiên nhẫn.