10 Bí quyết để trở thành đối tác của trẻ - RVE

Việc phát triển các kĩ năng tương tác giao tiếp hiệu quả là nhu cầu sống còn đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ và trẻ có các khiếm khuyết giao tiếp khác.

Việc tìm ra những kỹ năng trẻ cần học thì đơn giản, nhưng việc theo dõi cách thức giao tiếp của chính chúng ta và điều chỉnh kỹ năng để có thể giao tiếp thực sực với trẻ lại là một thách thức lớn.

  1. Hãy đặt bản thân ở cùng tầm với trẻ

Cứ nghĩ mà xem! Trẻ thường bị vây hãm bởi những người cao lớn xung quanh. Trẻ thường có vóc dáng nhỏ hơn người lớn, trẻ thường ngồi khi người lớn đứng, hay vì một số lý do nào đó mà khoảng cách giữa khuôn mặt trẻ và chúng ta là khá lớn. Vì vậy:

Bạn nên ngồi xuống, cúi xuống, ngồi xổm hay làm bất cứ điều gì để làm cho khuôn mặt của bạn ngang tầm mắt trẻ. Có thể di chuyển cơ thể của bạn hay cơ thể của trẻ để làm được điều này.

bai 7 1

 

  1. Thiết lập sự chú ý

Bạn trở thành nhân tố thú vị và cuốn hút hơn những yếu tố còn lại trong môi trường.

 bai 7 2
  • Di chuyển cơ thể gần trẻ hơn
  • Hãy đặt bản thân vào tầm nhìn của trẻ
  • Theo dõi để trẻ hướng về phía bạn
  • Hãy tỏ ra thật sinh động như các nhân vật trong phim hoạt hình
  • Hãy sử dụng những bức tranh trực quan sặc sỡ.
    1. Chuẩn bị cho trẻ những gì bạn sắp truyền đạt

    Hãy sử dụng một tín hiệu bằng lời để nhắc trẻ sẵn sàng đón nhận một thông điệp của bạn. Hãy thử gọi tên trẻ, chọn một số cách nói để trẻ chuẩn bị như:

    • “nhìn này”, “nghe này”, “xem này”
    • “ồ”, “ được rồi”, “ sẵn sàng chưa”
    • Sử dụng tín hiệu bằng lời, kèm một động tác nào đó khi bạn không rõ trẻ đã chú ý hay chưa.
    • Sử dụng hình ảnh thu hút để hướng trẻ suy nghĩ về chủ đề bạn đang nói. Điều này rất có ích khi bạn thay đổi chủ đề hay hoạt động.
    bai 7 3

     

    1. Sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể một cách có ý nghĩa
    bai 7 4

    Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trong việc làm rõ nội dung giao tiếp. Các chuyển động nhanh, không liên quan đến giao tiếp có thể làm giảm sức mạnh của thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải. Những chuyển động có mục đích sẽ hỗ trợ hoạt động tương tác.

    • Hãy cường điệu hóa các chuyển động
    • Sử dụng các cử chỉ và chuyển động của cơ thể thật chậm và rõ ràng
    • Nếu đang chỉ tay, hãy giữ động tác chỉ lâu hơn
    • Hãy nhớ rằng giao tiếp không chỉ là lời nói. Cánh tay, khuôn mặt và cơ thể của bạn đều là những công cụ giao tiếp rất quan trọng.

     

    1. Hỗ trợ giao tiếp một cách trực quan

    Các biện pháp hỗ trợ  trực quan sẽ đạt nhiều mục tiêu. Quan trọng hơn cả, chúng giúp trẻ tham gia một cách có hiệu quả hơn. Khi sử dụng các công cụ trực quan, bạn sẽ cải thiện đáng kể khả năng tương tác với trẻ. Điều này làm cho các trao đổi  giao tiếp xã hội trở nên hứng thú cho cả hai bên.

    Hãy nhớ ràng các công cụ trực quan không chỉ là những bức tranh. Những bức tranh rất tuyệt, tuy nhiên chúng chỉ là một trong số rất  nhiều công cụ trực quan. Cơ thể bạn cũng là một công cụ trực quan. Đồ vật, con người, các hướng dẫn trên tivi, các thông điệp được viết ra, các cuốn lịch hay bất cứ thứ gì bạn có thể nhìn thấy đều là những công công cụ trực quan…

    bai 7 5

     

     

    1. Nói chậm và rõ ràng
    bai 7 6

    Trẻ có rối loạn phổ tự kỉ và trẻ có các khiếm khuyết gai tiếp khác thường xử lí ngôn ngữ chậm hơn người bình thường. Nếu chúng ta nói nhanh ngôn ngữ ngữ của chúng ta sẽ  giống như khi ấn nút “tua” trên băng cát- xét.

    Một số người có thói quen “nói không nghỉ” sẽ khiến trẻ cực kì bối rối. Việc giảm tốc độ nói có thể cải thiện giao tiếp một cách đáng kể.

    Hãy thử nói chậm đến mức đôi khi có thể làm cho người khác thấy hơi buồn cười. Có lẽ, khi đó bạn đã bắt được đúng tốc độ chậm cần thiết đối với trẻ.

     

     

    1. Giới hạn lời nói

    Nói nhiều hơn không có  nghĩa là tốt hơn. Các từ đơn hay cụm từ ngắn gọn đôi khi hiệu quả hơn những câu dài dòng lê thê. Một tiêu chí để đánh giá mức ngôn ngữ cần thiết cho câu chuyện là hãy nói ở mức độ phù hợp với mức ngôn ngữ được trẻ tạo ra.

    Nếu trẻ nói những cụm từ ngắn, có nghĩa là chúng hiểu các từ đơn lẻ và cùm từ ngắn tốt hơn những câu dài.

    bai 7 7

     

    1. Tính tới “thời gian chờ đợi” trong tương tác của bạn
    bai 7 8

    Khi đặt câu hỏi, hãy đợi một lát trước khi có phản hồi từ trẻ. Khi đưa ra mệnh lệnh hãy dừng lại một chút để trẻ có thời gian xử lí yêu cầu.

    • Hãy đếm thầm đến 5, 7, hay 20 sau khi đặt câu hỏi hay yêu cầu trẻ làm gì đó.
    • Đợi theo kiểu mong chờ. Điều đó có nghĩa là nhìn trẻ và tìm kiếm phản ứng của chúng như thể bạn đang mong mỏi điều gì đó vô cùng.
    • Tiếp tục duy trì tương tác với trẻ trong khi chờ đợi.
    • Hãy thử bắt trẻ nhắc lại yêu cầu hay mệnh lệnh.
    • Quyết định khi nào cần nhắc lại yêu cầu.

     

    1. Hướng dẫn hay thúc dục trẻ phản ứng khi cần thiết

    Sau khi chờ đợi, bạn có thể quyết định là trẻ cần được thúc dục để phản ứng. Sự thúc dục có thể chỉ đơn giản và tinh tế như sau:

    • Các hướng dẫn bằng cơ thể:
    • Di chuyển đồ vật
    • Chỉ vào vị trí trẻ cần nhìn
    • Quay đầu trẻ một chút
    • Chạm vào bàn tay hay cánh tay trẻ để nhẹ nhàng di chuyển nó theo hướng của hành động trẻ cần làm.
    • Đưa trẻ một bức tranh hay một vật để giúp trẻ khởi động
    • Những hành động thúc dục để cải thiện khả năng phản ứng bằng lời của trẻ:
    • Làm khẩu hình miệng của bạn theo như cách trẻ cần làm
    • Bật ra tiếng đầu tiên của câu trả lời mà trẻ cần đưa ra
    • Nói phần đầu của một câu và sau đó dừng lại một lúc để trẻ tiếp nói câu nói
    • Chỉ vào vật, hay tranh để giúp trẻ tìm đúng từ mà chúng đang cố sử dụng.
    bai 7 9

     

    1. Duy trì tương tác cho tới khi nhận được phản ứng như mong đợi từ trẻ

    bai 7 10

    Hãy coi tương tác giao tiếp  là cơ hội quý báu để dạy trẻ. Trước mỗi tình huống khó khăn, hãy giảm tốc độ một chút để làm những gì có thể tạo ra thay đổi lớn cho trẻ.

    • Lập tức sữa lỗi bằng cách dùng thời gian cho trẻ biết về lỗi của chúng
    • Điều chỉnh giao tiếp của chính bạn khi cần thiết
    • Áp dụng nhứng hỗ trợ trực quan khi cần thiết để giúp trẻ thành công
    • Tạo “cái kết” cho tương tác cho cả bạn và trẻ đều biết rằng tương tác đã kết thúc thành công. Một nụ cười, một cử chỉ, một cách động viên bằng lời nói cụ thể có thể giúp trẻ thực hiện được điều này.

     

    Hãy sử dụng thật nhiều độ bộ, cử chỉ. Hãy là một diễn viên kịch! Hãy dạy trẻ biết sử dụng những điệu bộ, cử chỉ khi giao tiếp với người khác. Hãy cường điệu hóa mọi thứ. Hãy nhớ rằng, cử chỉ luôn có tính trực quan nhất. Hãy làm mọi thứ thật vui vẻ! Cơ thể bạn chính là một công cụ trực quan vô cùng quan trọng.

    Chúc các bạn thành công! 

     

    Comments powered by CComment